Loãng xương sau mãn kinh ở phụ nữ

Đã đăng 08/05/2019

loang xuong sau man kinh

Bước vào độ tuổi trung niên, hầu hết nữ giới đều phải đối mặt với sự thay đổi của các bộ phần trên cơ thể, trong đó có căn bệnh loãng xương. Nếu không chú ý đến bệnh lý này, các chị em rất dễ gặp phải tình trạng gãy xương, khiến cơ thể bị tàn tật nếu không chữa trị kịp thời.

Loãng xương sau mãn kinh là gì?

Loãng xương là căn bệnh có liên quan đến sự tổn thương cấu trúc vi thể của xương, làm giảm khối lượng của xương và khiến cho xương trở nên yếu hơn, dễ bị gãy hơn. Bất cứ ai trong chúng ta cũng đều có thể mắc phải bệnh lý này tuy nhiên những người trung tuổi, nhất là phụ nữ sau mãn kinh là đối tượng dễ gặp phải tình trạng này hơn cả.

Nguyên nhân gây loãng xương sau mãn kinh ở phụ nữ

Theo các chuyên gia y tế, bệnh loãng xương ở nữ giới thường xuất hiện sau thời kỳ mãn kinh. Đây là một tiến trình tự nhiên theo tuổi tác ở con người nhưng xảy ra nhanh do sự thiếu hụt nội tiết tố sinh dục nữ estrogen ở tuổi mãn kinh.

Theo đó, trong cuộc đời của người phụ nữ, khối lượng xương trong cơ thể thường phát triển và thay đổi qua 3 giai đoạn chính gồm:

Từ khi sinh ra đến tuổi 30

Đây là quá trình khối lượng xương phát triển mạnh mẽ lên đến đỉnh điểm. Một số yếu tố ảnh hưởng đến sự thành lập đỉnh khối xương trong giai đoạn này là: di truyền, giới tính, hoạt động thể lực và chế độ dinh dưỡng…

Từ 30 tuổi đến 50 tuổi

Ở thời kỳ này, khối lượng xương bắt đầu bị giảm dần nhưng theo tiến trình từ từ. Điều này có liên quan đến tuổi tác.

Sau tuổi 50

Là giai đoạn khối lượng xương bị mất đi nhanh chóng. Đặc biệt ở phụ nữ, mỗi năm khối lượng xương bị sụt giảm từ 1-1,5% do sự thiếu hụt estrogen đột ngột khi buồng trứng giảm sản xuất.

Điều này làm giảm hoạt động của các tế bào tạo xương, làm giảm chất cơ bản (protein) của xương, giảm tích tụ calcium và photphate trong xương. Từ đó gây ra căn bệnh loãng xương.

Dấu hiệu nhận biết tình trạng loãng xương sau mãn kinh

Những biểu hiện của loãng xương đến khá muộn và âm thầm nên chúng ta rất khó phát hiện. Các chị em có thể phát hiện căn bệnh này thông qua một số dấu hiệu sau:

  • Đau mỏi ở cột sống
  • Đau dọc các xương dài đặc biệt là xương chân, tay
  • Đau mỏi cơ bắp
  • Tình trạng đau lan theo khoanh liên sườn
  • Đau mỏi khi ngồi lâu, thay đổi tư thế
  • Cơ thể bị ớn lạnh, hay bị chuột rút các cơ
  • Đầy bụng, chậm tiêu
  • Đau ngực khó thở
  • Gù lưng, giảm chiều cao
  • Một số trường hợp khi bị loãng xương thường đi kèm với các dấu hiệu của bệnh giãn tĩnh mạch, thoái hoá khớp, cao huyết áp,…

Loãng xương có nguy hiểm không?

Xương được biết đến là một bộ phận vô cùng quan trọng đối với cơ thể người. Vì nó không chỉ đảm nhiệm vai trò nâng đỡ toàn bộ cơ thể, giúp chúng ta có thể đứng thẳng mà còn là bộ phận giúp bảo vệ các cơ quan phía trong, tạo ra huyết cầu (máu) hay trao đổi chất để duy trì sự sống…

Bởi vậy, khi khối lượng xương bị mất dần đi, nó có thể để lại những hậu quả vô cùng nghiêm trọng sau:

  • Gãy đầu dưới xương cẳng tay
  • Gãy xương hông
  • Lún xẹp đốt sống
  • Bị thấp đi 6.4cm
  • Bị gù, còng lưng hay vẹo cột sống

Nên làm gì khi bị loãng xương?

Đề phòng ngừa các biến chứng nguy hại do tình trạng loãng xương gây ra. Chị em phụ nữ chún ta cần áp dụng những phương pháp điều trị phù hợp, kết hợp cùng chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt và làm việc đúng mức.

Theo đó, khi bước vào độ tuổi mãn kinh, các chị em nên tăng cường bổ sung các loại thực phẩm giàu canxi, chất sắt, chất xơ… để giúp làm tăng mật độ xương. Sữa và các sản phẩm từ sữa là thực phẩm được khuyến khích sử dụng để điều trị hiệu quả tình trạng loãng xương. Vậy ăn chay có tốt cho sức khỏe không?

Bên cạnh đó, các bạn cũng nên chú ý vận động nhẹ nhàng, tập luyện thể dục thể thao hay phơi nắng. Khi làm việc, bạn cần tránh ngồi hoặc đứng quá lâu ở một tư thế và tránh những công việc khuân vác nặng.

Với những trường hợp bị loãng xương nặng thì nên đi thăm khám tại các cơ sở y tế để được bác sĩ kiểm tra và chỉ dẫn các phương pháp điều trị. Các bạn có thể sử dụng các loại thuốc để giúp ức chế sự tiêu xương và tăng khối lượng xương hay bổ sung calcium và vitamin D…

Hiện nay, tại nhiều cơ sở y tế, các bác sĩ còn tư vấn cho các chị em áp dụng liệu pháp thay thể hormone để điều trị bệnh loãng xương sau mãn kinh. Phương pháp này có tác dụng làm tăng mật độ xương đáng kể. Tuy nhiên, các bạn cần điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ để phòng ngừa các tác dụng phụ có thể xảy ra.

Bệnh loãng xương sau mãn kinh có thể gây biến chứng nguy hiểm nếu điều trị không đúng cách hay chế độ dinh dưỡng không hợp lý. Hy vọng qua những thông tin vừa chia sẻ trên đây đã giúp các chị em hiểu hơn về căn bệnh loãng xương để từ đó có cách phòng ngừa, chữa trị bệnh hiệu quả, giúp cho bản thân luôn được khỏe mạnh, tươi vui.

 

Loãng xương sau mãn kinh ở phụ nữ
Đánh giá
Tra cứu