Bệnh ung thư âm đạo là gì? Triệu chứng & thuốc điều trị
Bs. Bùi Ngọc Lâm Đã đăng 30/11/2018
Khi phát hiện mình có những triệu chứng như: chảy máu âm đạo bất thường, dịch âm đạo có mùi hôi, đau ở vùng chậu,…Dấu hiệu cảnh báo có thể bạn đang bị ung thư âm đạo, bệnh vô cùng nguy hiểm hãy đi khám ngay hôm nay nhé !
Theo Wikipedia, ung thư âm đạo là căn bệnh phát triển âm thầm, triệu chứng khá giống các bệnh phụ khoa vì thế mà nhiều chị em bỏ qua nó, để bệnh kéo dài gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của phụ nữ. Do đó bài viết chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan về bệnh ung thư âm đạo cũng như cách điều trị tốt nhất. Cùng tìm hiểu nhé !
Bệnh ung thư âm đạo là gì?
Ung thư âm đạo là một loại ung thư hiếm gặp, do sự hình thành trong các tế bào âm đạo của phụ nữ. Trong giai đoạn đầu, ung thư âm đạo không có bất cứ triệu chứng nào nên rất khó chẩn đoán. Khi mức độ bệnh nặng hơn, triệu chứng bắt đầu xuất hiện.
Triệu chứng bệnh ung thư âm đạo:
Tiết dịch âm đạo
Nếu chị em ra dịch âm đạo có mùi hôi khó chịu, có lẫn máu thì nguy cơ có thể mắc bệnh ung thư âm đạo hoặc ung thư cổ tử cung, ung thư buồng trứng…Vì vậy, khi có triệu chứng này thì các bạn nên đi khám kịp thời.
Thay đổi thói quen đi tiểu
Nếu thấy thời gian gần đây bạn đi tiểu nhiều hơn, chị em có thể loại trừ do uống nước nhiều. Nhưng nếu đi tiểu nhiều, tiểu ra máu thì các bạn cần chú ý. Vì đây cũng có thể là biểu hiện của ung thư âm đạo.
Đau vùng chậu
Khi ung thư âm đạo đã bắt đầu lây lan thì chị em có cảm giác đau vùng chậu. Người bệnh có thể cảm thấy đau liên tục, đau âm ỉ hoặc thỉnh thoảng nhói đau.
Rối loạn tiêu hóa
Đây là triệu chứng của nhiều bệnh, trong đó có ung thư âm đạo. Khi tế bào ung thư phát triển, người bệnh có thể bị táo bón mãn tính, ra phân đen mùi hôi khó chịu…
Ung thư âm đạo thường phát triển chậm trong nhiều năm. Các tế bào ung thư phát triển dưới da âm hộ, nếu phát hiện càng sớm thì điều trị càng hiệu quả.
Những yếu tố tăng nguy cơ mắc ung thư âm đạo
– Lớn tuổi: Tuổi càng cao thì nguy cơ mắc bệnh càng cao, độ tuổi trung bình lúc được chẩn đoán là 65 tuổi.
– Tổn thương vùng kín: Hầu hết các tổn thương ở vùng kín sẽ không phát triển thành ung thư, nhưng một số ít chúng tiếp tục phát triển thành ung thư âm đạo xâm lấn.
– Nhiễm virus HPV: Đây là virus lây qua đường tình dục, là yếu tố nguy cơ của một số bệnh ung thư âm đạo, ung thư cổ tử cung, ung thư âm hộ.
– Hút thuốc lá: Khói thuốc có nhiều chất độc tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư phổi.
– Tổn thương da: Như bệnh Lychen phẳng làm da mỏng và ngứa, tăng nguy cơ cao bị ung thư âm đạo.
Điều trị ung thư âm đạo như thế nào?
Việc điều trị ung thư âm đạo tùy thuộc vào mức độ bệnh, sức khỏe và nguyện vọng của người bệnh. Đối với tổn thương tiền ung thư thì có thể phẫu thuật cắt bỏ phần da hoặc dùng thuốc kem imiquimod 5%.
– Phẫu thuật: Khi khối u còn nhỏ, chỉ cần cắt bỏ phần u và một ít mô lành tình xung quanh. Khi khối u to hơn, ung thư xâm lấn ra ngoài âm hộ và di chuyển đến hạch bẹn 2 bên thì cần phải cắt bỏ âm hộ và nạo vét hạch bẹn.
– Xạ trị: Sử dụng tia X để tiêu diệt tế bào ung thư, thường được áp dụng để thu nhỏ khối u trước khi mổ hoặc tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại.
– Hóa trị: Là việc điều trị bằng hóa chất để tiêu diệt tế bào ung thư, thường áp dụng khi bệnh đã lan rộng đến các khu vực khác của cơ thể.
– Theo dõi sau điều trị: Sau khi điều trị ung thư âm đạo đã hoàn tất, chị em cần theo dõi định kỳ để phát hiện sớm tình trạng tái phát. Tái khám 3 tháng một lần trong 2 năm đầu tiên, sau đó 6 tháng một lần trong 3 năm tiếp theo.
Phòng ngừa ung thư âm đạo bằng cách nào?
- Các bạn có thể phòng ngừa ung thư âm đạo bằng cách xây dựng một chế độ dinh dưỡng khoa học, bảo đảm đầy đủ chất dinh dưỡng giúp phát triển toàn diện, bổ sung các nguyên tố chống lại ung thư như: selenium, kẽm, molybdanium,..(chúng có nhiều trong hải sản, rau cải, gan động vật, rong biển, mạch nha,..)
- Các bạn cần có đời sống tình dục an toàn, nên dùng bao cao su để phòng tránh lây nhiễm bệnh tình dục, virus HPV.
- Tiêm vắc xin ngừa HPV là một trong những biện pháp phòng ngừa bệnh ung thư âm đạo, ung thư cổ tử cung…hiệu quả và an toàn.
- Không nên mặc đồ lót ẩm ướt bởi đây là một yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư âm đạo
- Nên đi khám bệnh phụ khoa định kỳ để phát hiện bệnh sớm và có cách điều trị ngay khi mới mắc bệnh nhé !
Ung thư âm đạo là căn bệnh phát triển âm thầm, khó nhận biết, nếu để kéo dài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người phụ nữ. Vì vậy, để phát hiện sớm bệnh, chị em cần đi khám bệnh phụ khoa định kỳ, chú ý đến sự thay đổi ở vùng kín và đi khám kịp thời.
Bài viết được sự tham vấn của: BS Tạ Thị Hồng Duyên Bác sĩ chuyên khoa I Sản phụ khoa
- Tốt nghiệp Học viện Quân y ngành Sản phụ khoa (năm 1990)
- Tốt nghiệp Bác sĩ chuyên khoa I tại Đại học Y Hà Nội.
Đừng ngại ngần TRÒ CHUYỆN TRỰC TUYẾN cùng bác sĩ Tạ Hồng Duyên TẠI ĐÂY hoặc điền vào mẫu liên hệ trong khung chat phía dưới để được tư vấn. Nếu bạn vẫn còn thắc mắc muốn giải đáp! Các chuyên gia Phòng khám đa khoa quốc tế Hà Nội sẵn sàng đồng hành cùng bạn!
Phòng khám hoạt động liên tục từ 8h – 20h30 tất cả các ngày trong tuần (kể cả các ngày lễ tết) tại địa chỉ số 152 Xã Đàn, quận Đống Đa, Hà Nội.