Bệnh u mềm là một trong những bệnh da liễu truyền nhiễm do Pox virus gây ra. Những biểu hiện của bệnh khá giống với các bệnh như: herpes sinh dục, viêm nang lông, ung thư biểu mô đáy…Từ đó dẫn đến tự ý điều trị sai bệnh khiến mức độ càng nghiêm trọng.
Nguyên nhân là do nhiều người chưa hiểu rõ về căn bệnh này. Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về bệnh u mềm là gì, triệu chứng nhận biết, cách điều trị và phòng tránh hiểu quả.
Bệnh u mềm là gì? Triệu chứng
Bệnh u mềm là bệnh da liễu truyền nhiễm do vi khuẩn gây ra, “thủ phạm” chính là Pox virus.
Khi mắc bệnh u mềm, bạn sẽ có triệu chứng điển hình là xuất hiện u thịt nhỏ trên các vùng da như mặt, mí mắt, đùi, nách. Lưu ý rằng, u mềm lây không xuất hiện ở lòng bàn tay, chân.
Những u mềm không gây ngứa, đau. Thông thường, u mềm nhỏ hơn 0,5cm, có dạng hình tròn kèm theo vết lõm ở giữa và dịch trắng sáp chứa virus. Khi bạn gãi ngứa gây vỡ dịch trắng này sẽ khiến virus lan rộng ra vùng xung quanh và phát tán ra môi trường.
Trường hợp bệnh u mềm xuất hiện ở mí mắt sẽ gây chứng đau mắt đỏ.
Nhìn chung, các triệu chứng bệnh u mềm dễ nhầm lẫn với các bệnh sùi mào gà, viêm nang lông, ung thư biểu mô đáy…Người bệnh nên đi khám, xét nghiệm để chẩn đoán chính xác bệnh nhằm điều trị bệnh chính xác nhất.
Nguyên nhân gây bệnh u mềm
“Thủ phạm” chính gây là Pox virus. Virus này thường lây lan qua các con đường như:
- Tiếp xúc trực tiếp khi chạm vào da
- Mặc chung đồ dùng cá nhân, khăn mặt, quần áo,…của người bệnh
- Quan hệ tình dục nếu đời sống tình dục bừa bãi
U mềm là bệnh khá phổ biến ở trẻ em (nhất là bé trai) và trẻ vị thành niên do vô tình tiếp xúc với tác nhân gây bệnh. Ngoài ra những người hệ miễn dịch suy yếu, đang mắc bệnh truyền nhiễm khác cũng có nguy cơ mắc bệnh
Phương pháp chẩn đoán và cách điều trị bệnh u mềm
Việc chẩn đoán bệnh chủ yếu dựa vào các triệu chứng lâm sàng, xem xét các khối u trên da. Nếu triệu chứng bệnh không rõ ràng thì bác sĩ chỉ định thực hiện sinh thiết da để tìm virus gây bệnh.
Phương pháp điều trị bệnh u mềm
Nếu người có sức đề kháng tốt thì một số ca có thể tự khỏi mà không cần phải điều trị sau 6-9 tháng.
Còn lại, tùy mức độ bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp, bao gồm:
– Dùng thuốc: Nhiều nghiên cứu lâm sàng, điều trị bằng kem imiquimod 1% với tỉ lệ hết bệnh là khoảng 82%.
– Laser: 96% trường hợp điều trị bằng laser cải thiện triệu chứng sau lần đầu tiên, hiệu quả tiếp tục tăng 3,5% cho lần điều trị thứ 2 (sau 2 tuần).
– Áp lạnh: U mềm chủ yếu được điều trị bằng phương pháp áp lạnh với nitơ. Liệu pháp áp lạnh kết hợp nạo curet mang lại hiệu quả với các bệnh nhân không thể điều trị bằng phương pháp khác.
Lời khuyên của bác sĩ phòng ngừa bệnh u mềm
Để phòng ngừa bệnh u mềm và ngăn lây lan bệnh, các bạn cần lưu ý:
– Khám định kỳ, tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ để theo dõi tiến trình điều trị bệnh.
– Tuyệt đối không tự ý mua thuốc chữa trị, cần tuân thủ nghiêm túc chỉ định của bác sĩ để đảm bảo điều trị “đúng thuốc, đúng liều lượng, đúng thời gian”.
– Vệ sinh cơ thể sạch sẽ, giữ vùng da bị nhiễm bệnh khô ráo, băng gạc để tránh trầy xước và lây nhiễm virus.
– Không dùng chung khăn tắm, khăn mặt, quần áo với người khác, nhất là người đang mắc các bệnh truyền nhiễm.
– Không gãi ngứa các vùng bị u mềm, không đến bể bơi, phòng xông hơi để tránh lây lan ra cộng đồng.
Trên là những thông tin về bệnh u mềm, hi vọng sẽ mang lại điều bổ ích cho các bạn để phòng tránh và điều trị bệnh hiệu quả. Nếu còn thắc mắc thì hãy liên hệ bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn cụ thể hơn.
Câu chuyện liên quan
>>> chứng rộp môi và cách điều trị
>>> Podophyllin 25 và 5 loại thuốc trị sùi mào gà khác