Ở tuổi 30 dù bạn điều kiện kinh tế vững chắc, suy nghĩ chín chắn để sẵn sàng làm mẹ, nhưng bạn sẽ phải đối mặt với một số bất lợi nhất định về sức khỏe khi mang thai và sinh con. Vậy cần phải chuẩn bị gì khi muốn sinh con sau 30 tuổi?
Nhiều người nhận định, tuổi 30 là giai đoạn tốt nhất để mang thai và sinh con. Bởi đây là thời điểm phụ nữ có sự ổn định về sự nghiệp, kinh tế và là nền tảng tạo dựng hạnh phúc cho gia đình nhỏ của bạn.
Mặc dù thuận lợi về kinh tế nhưng ở độ tuổi 30, khả năng sinh sản của chị em bắt đầu tuột dốc không phanh. Đây cũng là một trong những nguyên nhân các bác sĩ khuyên chị em không nên trì hoãn thời gian sinh con muộn hơn. Dưới đây, là một số điều cần cân nhắc khi mang thai ở độ tuổi 30 mà bạn nên biết.
Muốn có con sau 30 tuổi cần chuẩn bị gì?
Trước tiên để chuẩn bị tâm lý sinh con ở độ tuổi 30 bạn cần có cơ thể khỏe mạnh, sức khỏe tâm lý thoải mái nhất. Một chế độ dinh dưỡng hợp lý, lối sống lành mạnh sẽ giúp cả 2 vợi chồng có khả năng thụ thai cao hơn.
Tiếp theo bạn nên hỏi ý kiến các bác sĩ để cân nhắc thời điểm thụ thai và sinh con khi nào tốt nhất. Nếu kết quả không có gì khả quan thì bạn nên thử bằng cách thụ tinh ống nghiệm. Mặt khác, nếu có những dị tật bất thường thì bạn nên nhanh chóng điều trị để đạt được hiệu quả tốt nhất. Theo đó, để chuẩn bị đón chào những em bé khỏe mạnh các cặp vợi chồng cần lưu ý những điều sau:
Câu chuyện liên quan
Thường xuyên luyện tập tăng cường sức khỏe
Tập luyện thể dục thể thao là điều nên làm trong bất cứ độ tuổi nào, nhất là những ai đang có kế hoạch mang thai. Bạn nên bắt đầu bằng việc tập luyện thể dục thể thao khoảng 30 phút mỗi ngày, đạo xe, bơi lội…đều mang đến kết quả tốt nhất.
Tập thể dục không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn giúp mẹ bầu hạn chế được những rắc rối nhất định trong quá trình sinh đẻ của mình.
Chế độ ăn uống hợp lý
Khi chuẩn bị mang bầu các bà mẹ cần thay đổi thực đơn liên tục mỗi ngày. Thay vì sử dụng các món ăn nhanh, nhiều mỡ bạn nên chọn các thực phẩm tươi không chất bảo quản có lợi cho sức khỏe của bản thân.
Các thực phẩm giàu protein, sắt, can xi là những chất không thể thiếu trong cơ thể. Bà bầu có thể tìm kiếm chúng ở các món ăn như đậu phộng, rau xanh và ngũ cốc.
Bổ sung acid folic
Thời điểm này phụ nữ rất cần 400 mcg acid folic mỗi ngày để hấp thụ vào trong cơ thể bằng thuốc hay thông qua các loại thực phẩm giúp bổ sung thêm chất vào cơ thể. Sở dĩ lượng acid folic rất cần cho cơ thể là do nó sẽ có tác dụng ngăn ngừa dị tật bẩm sinh cho thai nhi.
Theo dõi cân nặng
Có thể quá gầy, lượng mỡ không đủ sẽ khiến khả năng thụ thai giảm đi rất nhiều. Ngược lại, ở những chị em phụ nữ béo phì sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, tăng huyết áp, cảm thấy mệt mỏi, nặng nề hơn trong quá trình mang bầu. Nếu bạn gặp điều này thường xuyên thì nên đến bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời.
Khám sức khỏe định kỳ
Hiểu được các vấn đề về sức khỏe của mình gặp phải sẽ giúp các bà bầu chủ động hơn trong quá trình mang thai và sinh đẻ của mình. Vì thế, các bà mẹ cần đến bệnh viện để được thăm khám và tư vấn về sức khỏe trước, trong và sau khi mang thai.
Không chỉ thăm khám mà tiêm phòng bệnh bằng các loại vắc xin sẽ giúp bạn phòng tránh được các bệnh cho cả mẹ và em bé khi mang thai. Các loại thuốc nên tiêm trước khi mang thai bao gồm: vắc xin Rubella, viêm gan siêu vi B, thủy đậu và vắc xin phòng bệnh cúm.
Khám răng
Khi mang thai mẹ bầu sẽ có khả năng viêm lợi cao hơn bình thường, điều này dễ dàng hiểu là lượng hormone trong cơ thể thay đổi. Nếu sản phụ bị viêm lợi nặng sẽ làm tăng nguy cơ sinh non, tiền sản giật.
Giảm lượng caffeine
Nhiều chị em phụ nữ có thói quen uống cà phê mỗi ngày cho tỉnh táo. Nhưng theo các bác sĩ nếu bạn muốn mang thai thì không nên dung nạp caffeine vào cơ thể của mình. Thay vào đó nên uống sữa và trái cây mỗi ngày sẽ có lợi hơn rất nhiều.
Bỏ thuốc lá
Thuốc lá và rượu bia là 2 nhân tố khiến cho khả năng thụ thai bị giảm đi đáng kể. Sản phụ trong thời gian mang thai mà hút thuốc sẽ tăng khả năng sinh non và sảy thai. Trẻ sơ sinh có bố mẹ nghiện thuốc cũng có khả năng đột tử khá cao.
Chuẩn bị về tài chính
Để chuẩn bị cho sự ra đời của bé mẹ cần tầm bổ nhiều hơn, mua sắm cho con các vật dụng từ quần áo, bỉm, sữa… Vì thế bạn cần lên danh sách những vật dụng cần mua sắm cho con để chủ động trong tất cả mọi việc.
Như vậy, những cặp vợ chồng muốn có con sau 30 tuổi bạn cần chuẩn bị rất nhiều về tâm lý, sức khỏe và kinh tế. Ở những cặp vợ chồng có con lần đầu tiên bạn nên khám sức khỏe định kỳ để phát hiện nhanh chóng các dị tật thai nhi và các biến chứng nguy hiểm có thể gặp phải sau này. Hi với những thông tin từ chuyên mục Kế Hoạch Hóa Gia Đình của chúng tôi chia sẻ ở trên giúp ích cho chị em