Rộp môi là những mụn nước chúng thường mọc ở xung quanh môi đôi khi có ở cằm, dưới mũi. Trong những mụn nước này chứa chất lòng, do virus herpes simplex tuýp 1 gây ra. Những nốt mụn này khiến người nhiễm bệnh khó chịu ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày. Bởi khi bị nhiễm virus này chúng tồn tại trên cơ thể người bệnh, thi thoảng lại bộc phát gây rộp ở môi.
Rất khó để phát hiện ra bệnh, bởi dễ nhầm lẫn với những bệnh như cảm lạnh, sốt, nhiệt miệng,… gây ra những tổn thương ở môi. Căn bản bởi mọi người hầu như chưa hiểu rõ về bệnh rộp môi. Hôm nay Suckhoeexpress sẽ chia sẻ về những dấu hiệu nhận biết và một số cách điều trị, hướng dẫn giảm triệu chứng gây ra. Hãy cùng tìm hiểu nhé !
Bệnh rộp môi là gì?
Bệnh rộp môi ở dân gian thường gọi chúng là “rời leo”. Nhiều người thường nhầm lẫn với bệnh nhiệt miệng. Do bị nhiễm khuẩn virus herpes gây ra với biểu hiện mụn nước xung quanh miệng. Bệnh rất dễ lây lan qua tiếp xúc như hôn môi.
Những yếu tố khởi phát gây ra mụn rộp ở môi
+ Rộp môi thường xuất hiện khi bạn có những hiện tượng như cơ thể mệt mỏi, cảm cúm, sốt hoặc nhiễm trùng đường hô hấp.
+ Rộp môi do bị tổn thương, môi bị khô, nứt nẻ.
+ Do sau khi nhổ răng, hoặc bị tổn thương ở miệng.
+ Do đến chu kỳ kinh nguyệt hoặc dấu hiệu có thai.
+ Cơ thể suy nhược, bị chấn thương về thể chất, tinh thần căng thẳng, stress
+ Sức đề kháng, hệ miễn dịch giảm do (đang xạ trị, hóa trị, ghép tạng, bị ung thư,…)
Dấu hiệu & triệu chứng của bệnh rộp môi
Khi mới bị nhiễm virus herpes simplex tuýp 1 người bệnh thường không có biểu hiện nào. Và có khả năng lây nhiễm cho người khác mặc dù có bị rộp da hay không.
Ở những giai đoạn người bệnh sẽ xuất hiện một số triệu chứng sau:
- Mệt mỏi kèm theo hiện tượng đau đầu và sốt.
- Những nốt mụn bị viêm loét
- Đau nhức các cơ và nổi nhiều hạch.
- Nóng rát và ngứa môi.
– Đối với trẻ nhỏ dưới 5 tuổi vẫn có nguy cơ bị mụn nước rộp ở trong miệng và dễ nhầm lẫn với loét miệng. Riêng đối với trẻ nhỏ dễ lây nhiễm sang các bộ phận khác như ở ngón tay, mắt
– Sau khoảng 24 giờ những mụn nước sẽ chảy dịch và bị vỡ ra, có thể lây nhiễm. Bên cạnh đó, những nốt mụn ở cổ, dưới hàm có thể sưng to, gây đau kèm theo các triệu chứng như cảm cúm như sốt nhẹ, nhức đầu, mệt mỏi, đau họng, ăn uống khó khăn.
– Sau khoảng từ 1 – 2 tuần những nốt rộp mụn sẽ khô đi, trong trường hợp mụn không bị vỡ và sẽ nhanh chóng lành lại, cũng như không để lại sẹo, không gây mất thẩm mỹ. Tuy nhiên, với những mụn bị vỡ sẽ gây loét và có khả năng dễ bị bội nhiễm vi trùng và gây lây lan ra các khu vực khác nhiều hơn.
Tham khảo thêm: https://suckhoeexpress.com/chuoi-hat-ngoc-duong-vat-sinh-ly-hay-benh-ly/
Phương pháp trị chứng rộp môi và một số mẹo dân gian
Để điều trị và ngăn ngừa sự phát triện của rộp môi, người bệnh có thể áp dụng một số phương pháp dưới đây, để khi điều trị căn bệnh này kết hợp với những phác đồ của bác sĩ để có kết quả tốt hơn:
+ Kem bôi trị rộp môi (Docosanol): Nhằm giảm lây nhiễm bạn nên thoa kem thường xuyên (loại kem bôi này không cần kê đơn từ bác sĩ)
+ Một số loại thuốc trị mụn nước ở môi khác: những loại thuốc này có chất làm khô, tăng khả năng phục hồi (cần kê đơn từ phía bác sĩ)
+ Tinh dầu trà xanh: Trà xanh có tính sát khuẩn, sát trùng cao . Theo đó, bạn có thể thoa một vài giọt tinh dầu trà xanh trước khi đi ngủ lên vết thương. Bạn sẽ thấy hiệu quả sau vài lần sử dụng.
+ Chườm đá: Đây là mẹo trị bệnh rộp môi hiệu quả. Bạn nghiền nhỏ vài viên đá, bọc trong khăn sạch sau đó chườm lên những vùng rộp môi.
+ Mật ong: Mật ong với rất nhiều công dụng như làm đẹp, chữa ho, tiêu viêm… Bên cạnh đó, sử dụng mật ong để điều trị rộp môi cũng là cách được nhiều người áp dụng. Bôi trực tiếp mật ong lên vùng bị thương khoảng 30 phút. Sau đó, rửa lại bằng nước sạch.
+ Trà đen: Trà đen có thể kháng viêm rất tốt. Bạn nên ngâm túi trà vào nước ấm và chườm lên vết thương.
+ Lysine: giúp ức chế sự phát triển của mụn rộp bởi nó là một loại axit amin thiết yếu. Người bệnh có thể bổ sung lysine bằng thực phẩm hàng ngày như thịt, cá, trứng, gà,….
Thay đổi thói quen giúp phòng ngừa lây nhiễm bệnh rộp môi
Bệnh rộp môi có thể lây qua các đường tiếp xúc trực tiếp. Do đó, để tránh bị lây nhiễm người bệnh nên chú ý:
- Tuyệt đối không được động chạm vào những vùng bị rộp, hạn chế hôn bạn tình, cũng như sờ vào vết thương.
- Hạn chế sử dụng chung đồ với những người đang bị rộp miệng như: khăn mặt, bàn chải đánh răng, cốc uống nước, son môi, đồ trang điểm, bát đĩa….
- Sau khi thoa thuốc nên rửa tay sạch sẽ.
- Không sờ lên mắt.
- Vết lở sẽ không còn gây lây nhiễm khi đã lành hoàn toàn và vùng da bị ảnh hưởng đã trở về bình thuờng.
- Thường xuyên vệ sinh miệng bằng nước sạch.
Mong rằng qua những thông tin chia sẻ ở trên giúp các bạn có cái nhìn tổng quan về bệnh rộp môi. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến bệnh hãy Hỏi bác sĩ chuyên khoa để được giải đáp