Mụn cóc (hột cơm) là bệnh gì?

Đã đăng 17/04/2019

mun coc hot com la benh gi

Mụn cóc hay còn gọi là mụn hột cơm xấu xí chúng có thể xuất hiện ở bất cứ bộ phận nào trên cơ thể và do virus Human Papillomavirus (HPV) gây ra. Mặc dù những mụn cóc này không gây nguy hiểm nhưng khiến người bệnh khó chịu, mất thẩm mỹ, tái đi tại lại nhiều lần. Tuy nhiên với sự phát triển y học hiện nay, các bạn có thể loại bỏ chúng dễ dàng

Hãy tham khảo bài viết dưới đây, nếu bạn không hiểu rõ về mụn cóc, mụn hột cơm là bệnh gì và  phải làm sao để loại bỏ chúng dễ dàng nhé

Mụn cóc là bệnh gì?

Mụn cóc (hột cơm) là một trong các loại mụn thường gặp trên da người, chủ yếu xuất hiện ở bàn tay, ngón tay, ở chân,..gây mất thẩm mỹ.

Theo các chuyên gia y tế, mụn cóc thực chất là những khối u lành tính, có diện mạo sần sùi xuất hiện trên bề mặt da. Tác nhân chính gây ra loại mụn này là do virus Human Papillomavirus  (HPV) gây ra.

Những mụn này có thể tái phát lại sau khi điều trị, dai dẳng và có khả năng lây lan sang người khác nếu có tiếp xúc với mụn hoặc dùng chung đồ cá nhân

Đối tượng nào dễ bị mụn cóc?

Bất cứ ai cũng có thể bị mụn cóc, tuy nhiên loại bệnh này thường gặp nhất ở những đối tượng sau:

  • Trẻ em hiếu động, thường nghịch đất cát, cắn móng tay, đi chân đất…
  • Phụ nữ thường xuyên đi làm móng, cắt khóe móng tay, móng chân…
  • Những người bị suy giảm hệ miễn dịch khi mắc các bệnh lý như ung thư máu, lymphoma, nhiễm HIV/AIDS…

Nguyên nhân gây mụn cóc là do đâu?

Mụn cóc rất dễ lây nhiễm khi chúng ta tiếp xúc trực tiếp với các nốt mụn trên cơ thể người bệnh hay qua việc dùng chung các vật dụng cá nhân với người bị mụn cóc như: khăn lau mặt, quần áo, giày dép…

Ngoài ra, căn bệnh này cũng có thể tự lây nhiễm trên bản thân người bệnh. Từ một vài mụn cóc ban đầu, chúng sẽ lây lan sang các vùng da lân cận hay những vùng da bị tiếp xúc trực tiếp khi người bệnh cào, gãi, cầm nắm… và tạo thành các mụn cóc li ti.

Những nốt mụn này sẽ phát triển và lây lan theo cấp số nhân trong thời gian nhanh chóng nếu người bệnh không có phương pháp khắc phục kịp thời.

Dấu hiệu & triệu chứng nhận biết mụn cóc

Mặc dù các dấu hiệu của bệnh mụn cóc rất dễ để nhận biết. Tuy nhiên loại mụn này có chế độ “ngụy trang” vô cùng tốt. Thông thường sau khi virus HPV xâm nhập vào cơ thể, phải mất đến vài tháng thì người bệnh mới có thể bắt đầu nhận biết mình bị mụn cóc. Cũng chính vì vậy mà việc điều trị mụn cóc rất khó khăn.

Hiện nay có 2 dạng mụn cóc phổ biển với các dấu hiệu nhận biết là:

Mụn cóc thông thường

Trên da như lòng bàn chân, dưới móng tay, bàn tay, ngót chân,…xuất hiện những cục sẩn cứng, mặt sần sùi, có hình tròn màu xám, kích thước từ 2mm tới vài trùng milimet. Khi chạm vào hơi đau.

Những mụn cóc thông thường có thể mọc thành thực chùm nhỏ, có vài mụn xuất hiện ở bộ phận sinh dục có những biểu hiện khá giống với bệnh sùi mào gà

Mụn cóc phẳng

Xuất hiện những nốt sần nhỏ hơi nhô cao trên bề mặt da người. Tuy nhiên bạn phải sờ và quan sát kỹ mới phát hiện được. Bởi vì kích thước khá nhỏ chỉ từ 1 – 5 mm, trơn láng ở bề mặt và có mày vàng nâu.

Những mụn cóc phẳng này có khả năng lây lan khá nhanh, đa phần mọc ở mu bàn tay, mặt, cổ, cẳng tay,…

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Mặc dù mụn cóc là căn bệnh không quá nguy hiểm. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bạn vẫn nên đến gặp các bác sĩ vì những lý do sau:

  • Bạn không chắc chắn được các nốt mụn trên da có phải mụn cóc hay không?
  • Các nốt mụn cóc ở bàn chân bị vỡ, gây đau đớn, ảnh hưởng đến việc đi lại
  • Mụn cóc xuất hiện ở bộ phận sinh dục hoặc xung quanh hậu môn
  • Đã sử dụng thuốc tại nhà (không được kê đơn) nhưng không có hiệu quả
  • Các nốt mụn phát triển quá nhanh mặc dù đang trong giai đoạn điều trị
  • Xuất hiện các dấu hiệu của chứng nhiễm trùng ở vùng xung quanh nốt mụn như đau nhức, sưng đỏ, chảy mủ hoặc sốt…
  • Người bệnh xuất hiện mụn cóc ở cẳng chân hoặc bàn chân khi đang mắc bệnh tiểu đường hoặc bệnh động mạch ngoại biên.

Mụn cóc có nguy hiểm không?

Trên thực tế, các nốt mụn cóc ngoài da có vẻ ngoài xấu xí nhưng lại khá lành tính. Chúng thường không gây ra sự ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh.

Ảnh hưởng nghiêm trọng nhất mà bệnh lý này gây ra chính là làm mất thẩm mỹ, nhất là với những trường hợp mụn cóc mọc ở mặt, cổ… Với các chị em phụ nữ, điều này có thể khiến họ cảm thấy tự ti, mặc cảm, làm ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt hàng ngày.

Ngoài ra, mụn cóc nếu phát triển quá to hoặc nằm ở những vị trí dễ bị chèn ép khi đi bộ như gót chân hay ngón chân… sẽ gây cảm giác đau, cộm vướng rất khó chịu. Mụn cóc quanh móng chân có thể gây nứt nẻ và đau đớn.

Phương pháp điều trị mụn cóc

Mụn cúc là bệnh do virus gây ra, do đó, nó có thể tự khỏi mà không để lại dấu vết trong vòng 6 tháng. Tuy nhiên trên thực tế, bệnh mụn cóc rất khó để điều trị, chúng có thể biến mất tạm thời trong một thời gian sau khi điều trị xong nhưng lại bụng phát trở lại vào một thời điểm nào đó.

Việc chữa bệnh còn phụ thuộc vào vị trí mọc mụn

– Dùng dung dịch acid salicylic nếu mụn cóc này mọc ở cánh tay, cẳng chân, bàn tay.

– Sử dụng kem tretinoin hay 5-fluorouracil nếu là mụn cóc dẹt

– Còn đối với những trường hợp bị mụn cóc sinh dục thì người bệnh cần phải đi khám bác sĩ để áp dụng phương pháp phù hợp.

Nếu trường hợp tình trạng bệnh không xuyên giảm, bác sĩ sẽ chỉ định thuốc nặng hơn như bệnh sùi mào gà hay kem imiquimod

Một số phương pháp ngoại khoa khác như: đốt lạnh, đốt tia laser, đốt điện, tiêm mụn cóc bằng loại thuốc kích thích hệ miễn dịch, phẫu thuật cắt bỏ… Cũng có thể được áp dụng trong một số trường hợp để điều trị triệt để căn bệnh này.

Phòng tránh bệnh mụn cóc

Để ngăn chặn nguy cơ lây nhiễm bệnh mụn cóc, các chuyên gia y tế khuyên bạn nên chú ý những vấn đề sau:

– Hạn chế cắt móng, làm sạch da ở khóe móng bằng các dụng cụ tại các cửa hàng làm đẹp.

– Không dùng chung đồ dùng cá nhân với người khác, đặc biệt là những người đang bị mụn cóc.

– Không đi chân trần trên trên các bề mặt ấm, ẩm ướt như nhà vệ sinh, phòng tắm, phòng thay đồ, bể bơi công cộng…

– Tránh làm tổn thương lòng bàn chân

– Luôn giữ cho chân được khô ráo, nếu bàn chân đổ mồ hôi nhiều do đi giày hãy mang vớ hút ẩm.

Trên đây là một số thông tin tổng quan về bệnh mụn cóc hay còn gọi là hột cơm. Hi vọng những chia sẻ này đã giúp các bạn hiểu hơn về bệnh lý này để từ đó có cách phòng tránh cũng như chữa trị bệnh kịp thời. Nếu muốn tìm hiểu rõ hơn về bệnh mụn cóc, các bạn có thể liên hệ với các bác sĩ chuyên khoa da liễu để được tư vấn cụ thể hơn.

Mụn cóc (hột cơm) là bệnh gì?
Đánh giá
Tra cứu