Kinh nghiệm trị mụn khi mang bầu

Đã đăng 23/01/2019

Bên cạnh nám, mụn cũng là vấn đề về da mà chị em thường phải đối mặt khi mang bầu. Các mốt mụn có thể xuất hiện rầm rộ với số lượng lớn gây mất thẩm mỹ và khiến cho chị em khó chịu, mệt mỏi. Tuy nhiên, đừng quá lo lắng bởi với những kinh nghiệm trị mụn khi mang bầu dưới đây, tình trạng này sẽ được cải thiện đáng kể.

Nguyên nhân gây nổi mụn khi mang bầu

Khi mang thai, cơ thể của chị em có “hàng tá” những sự thay đổi diễn ra, nhất là về nồng độ nội tiết tố nữ. Theo đó, sự xuất hiện của thai nhi khiến cho hormone androgen được sản sinh ra nhiều hơn. Điều này khiến da bị kích thích tiết bã nhờn, gây ứ đọng, tắc nghẽn lỗ chân lông và là nguyên nhân khiến chị em bị mọc mụn.

nguyen nhan mun khi mang bau

Theo các bác sĩ, tình trạng nổi mụn khi mang bầu thường xuất hiện nhiều ở giai đoạn đầu của thai kỳ. Mụn không chỉ nổi trên mặt mà còn có khả năng lan rộng ra khắp cơ thể. Và khi nồng độ androgen ổn định, mụn sẽ thuyên giảm.

Tuy nhiên, ở một số trường hợp, thời gian mọc mụn lâu với số lượng nhiều nên điều này có thể sẽ không diễn ra. Thậm chí các nốt mụn có thể để lại sẹo, vết thâm và khiến cho làn da bị tổn thương nặng nề hơn.

Câu chuyện liên quan 

>>> Cách trị nám da khi mang thai

>>> Mẹo trị nám da mặt bằng lá trầu không

Chia sẻ một số kinh nghiệm trị mụn khi mang bầu

Thực tế, có không ít trường hợp chị em vì quá sốt ruột khi thấy mụn mọc ngày một nhiều mà đã tự tìm tới những loại thuốc bôi hay các biện pháp dân gian truyền miệng để trị mụn. Thế nhưng theo các chuyên gia, điều này không chỉ có thể làm cho tình trạng trở nên tồi tệ hơn mà còn ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của thai nhi.

Vì vậy, thay vì tùy tiện điều trị, các mẹ bầu nên áp dụng một số kinh nghiệm trị mụn sau:

Vệ sinh da sạch sẽ, giữ cho da khô thoáng

Chị em nên sử dụng sữa rửa mặt dành riêng cho da mụn và trong trường hợp cần thiết có thể hỏi ý kiến bác sĩ để an toàn hơn. Mỗi ngày rửa mặt hai lần vào buổi sáng sáng và buổi tối trước khi đi ngủ, nên dùng nước ấm để các lỗ chân lông nở ra, tránh tích tụ chất bẩn và vi khuẩn.

Ngoài ra, nên giữ cho da vùng gần cằm và chân tóc luôn được sạch. Rửa mặt xong thì vỗ nhẹ để da khô, tuyệt đối không dùng khăn để chà xát.

uong nuoc hop ly moi ngay ngan ngua mun

Không cậy, nặn mụn

Cậy, nặn mụn là thói quen xấu của nhiều chị em và khi mang thai, hành động này sẽ khiến cho da bị thương tổn làm mụn mọc nhiều hơn hay thậm chí là để lại vết thâm, sẹo, rỗ.

Do đó, thay vì nặn mụn, chị em nên massage da mặt một cách nhẹ nhàng để máu được lưu thông tốt hơn.

Tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời

Tia cực tím trong ánh nắng mặt trời là nguyên nhân khiến da bị tổn thương, nổi mụn và nám. Vì vậy, chị em nên hạn chế tiếp xúc và nếu bắt buộc phải đi ra ngoài, hãy chắn chắn rằng mình đã che chắn cẩn thận và sử dụng kem chống nắng đúng chỗ.

Dưỡng ẩm cho da

Theo các chuyên gia, sử dụng một số sản phẩm dưỡng ẩm gốc thiên nhiên không chứa dầu sẽ giúp trị mụn hiệu quả khi mang bầu. Bởi chúng sẽ duy trì độ ẩm cần thiết cho da, tránh trình trạng da khô và mọc mụn. Bên cạnh đó, uống nhiều nước hơn mỗi ngày cũng là cách dưỡng ẩm cho da hiệu quả.

Ngoài những lưu ý trên, chị em cũng nên để tâm hơn tới việc sử dụng mỹ phẩm. Tốt nhất, nên hạn chế hoặc chỉ sử dụng những sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên, không gây kích ứng da. Cùng với đó là duy trì chế độ dinh dưỡng và ngủ sớm, ngủ đủ giấc để làn da khỏe mạnh và tươi tắn hơn.

Trên đây là một số kinh nghiệm trị mụn khi mang bầu xin được chia sẻ tới các chị em. Hãy lưu lại và sử dụng để có đánh bay những nốt mụn khó chịu nhé. Đừng quên tham khảo thêm những Mẹo Làm Đẹp khác trên website của chúng tôi để bảo vệ da mịn màng mỗi ngày

Kinh nghiệm trị mụn khi mang bầu
5 (100%) 1 vote
Tra cứu