Bệnh lậu là gì

Đã đăng 17/08/2019

Chắc hẳn bạn cũng từng nghe nói lậu là bệnh lây qua đường tình dục nguy hiểm. Nhưng mấy ai biết cụ thể bệnh lậu là gì? mức độ nguy hiểm của nó như thế nào? Hiện nay xu hướng người mắc bệnh lậu chủ yếu là giới trẻ do sự phóng khoáng trong quan hệ tình trường. Tham khảo bài viết dưới đây để biết cách phòng ngừa và điều trị kịp thời nhé.

benh lau la gi

Bệnh lậu là gì?

Lậu là một căn bệnh lây truyền chủ yếu qua đường tình dục rất phổ biến trong xã hội hiện đại. Tác nhân chính gây ra bệnh lý này là vi khuẩn gram âm Neisseria Gonorrhoeae (lậu cầu khuẩn).

Theo thống kê, khoảng 20% nam giới có khả năng nhiễm lậu trong 1 lần giao hợp. Con số này ở nữ giời là từ 60 – 80%.

Con đường lây nhiễm bệnh lậu

  • Bệnh lậu có thể lây truyền từ người này sang người khác thông qua đường miệng, cơ quan sinh dục hoặc hậu môn khi quan hệ tình dục không an toàn.
  • Người mẹ bị lậu khi mang thai có thể lây truyền mầm bệnh cho trẻ khi sinh nở qua đường âm đạo.
  • Việc dùng chung các đồ dùng cá nhân (khăn mặt, bàn chải đánh răng, quần lót…) cũng là hình thức lây nhiễm bệnh lậu gián tiếp.

Tuy nhiên, lậu không lây truyền nếu chỉ sử dụng chung phòng tắm hoặc phòng vệ sinh và không tiếp xúc trực tiếp với bệnh phẩm.

Các triệu chứng của bệnh lậu

Lậu cầu khuẩn sau khi xâm nhập vào cơ thể không gây bệnh ngay. Chúng thường ủ bệnh trong khoảng từ 3 – 7 ngày. Tùy vào sức đề kháng và cơ địa từng người mà triệu chứng bệnh sẽ xuất hiện vào các thời điểm khác nhau.

Dấu hiệu nhận biết bệnh lậu ở nam và nữ là:

Biểu hiện bệnh lậu ở nam giới

  • Đau phần đầu dương vật.
  • Có mủ chảy ra từ niệu đạo (thường gặp vào sáng sớm).
  • Tiểu buốt, tiểu rắt, tiều nhiều lần.
  • Đau vùng chậu, vùng thắt lưng.
  • Cơ thể mệt mỏi, sốt nhẹ, dễ bị kiệt sức.
  • Nổi hạch ở bẹn.

Triệu chứng bệnh lậu ở chị em phụ nữ

  • Khí hư ra nhiều, màu vàng hoặc xanh.
  • Vùng kín có mùi hôi nồng, khó chịu.
  • Niệu đạo sưng đỏ.
  • Tiểu khó, tiểu buốt, tiểu nhiều lần.
  • Nước tiểu có lẫn mủ trắng.
  • Đau vùng bụng dưới.
  • Đau khi quan hệ.

Với những trường hợp mắc bệnh ở vị trí khác trên cơ thể thì sẽ có các dấu hiệu đặc trưng ở vị trí ấy:

  • Lậu ở miệng: đau họng, lở loét, cuống họng bị sưng, chảy dịch mủ.
  • Lậu ở hậu môn: ngứa rát và chảy máu vùng hậu môn.
  • Lậu ở mắt: xuất hiện vết loét trong nông xung quanh mắt, có nhiều gèn, thị lực yếu dần.

Bệnh lậu có nguy hiểm không?

Bệnh lậu nếu phát hiện muộn và không áp dụng các biện pháp chữa trị phù hợp có thể gây ra vô số ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh:

  • Gây viêm tinh hoàn, viêm tuyến tiền liệt cho nam giới. Làm ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.
  • Gây viêm vùng chậu, tắc vòi trứng ở phụ nữ. Làm tăng nguy cơ vô sinh hiếm muộn và mang thai ngoài tử cung.
  • Gây nhiễm trùng máu hoặc viêm khớp. Đe dọa đến tính mạng.
  • Trẻ sơ sinh bị nhiễm lậu có thể bị viêm kết mạc, gây nguy cơ mù lòa.

>>> Tìm hiểu thêm: sùi mào gà là bệnh gì?

Chẩn đoán xét nghiệm bệnh lậu

Để biết được bản thân có nhiễm lậu cầu khuẩn hay không, chúng ta cần phải thực hiện một số xét nghiệm sàng lọc sau:

– Xét nghiệm trực tiếp mẫu bệnh phẩm. Soi vi khuẩn bắt màu gram (-) nằm trong và bên ngoài bạch cầu đa nhân.

– Nuôi cấy lậu cầu.

– Xét nghiệm tính nhạy cảm.

– Xét nghiệm PPNG.

Những xét nghiệm này được áp dụng dựa trên từng giai đoạn phát triển của bệnh và triệu chứng ở từng trường hợp cụ thể.

Cách phòng và điều trị bệnh lậu

Đề phòng ngừa nguy cơ lây nhiễm bệnh lậu, bản thân mỗi người nên chú ý những vấn đề sau:

– Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục dưới bất cứ hình thức nào.

– Nếu đối tác có các biểu hiện bất thường nghi ngờ mắc bệnh thì tuyệt đối không nên quan hệ.

– Không quan hệ với người lạ, đặc biệt là các đối tượng bán dâm.

– Không quan hệ với quá nhiều bạn tình.

– Nên xét nghiệm sàng lọc thường xuyên.

Lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa

Với những trường hợp có các biểu hiện của bệnh lậu hoặc nghi ngờ bị nhiễm mầm bệnh từ đối tác thì nên đến cơ sở y tế để kiểm tra và chữa trị.

Bệnh lậu chủ yếu được điều trị bằng thuốc kháng sinh dưới các dạng tiêm hoặc uống. Tùy vào từng trường hợp bác sĩ sẽ sử dụng các loại thuốc khác nhau như:

  • Ceftriaxone
  • Spectinomycin
  • Cefotaxime

Các loại thuốc này có công dụng làm giảm các triệu chứng bệnh và ức chế sự phát triển của lậu cầu khuẩn.

Tuy nhiên hiện nay, số lượng chủng lậu kháng thuốc đang ngày một gia tăng. Khiến cho việc chữa trị lậu bằng thuốc đang trở nên khó khăn hơn. Do đó, tùy từng cơ sở y tế mà bác sĩ sẽ áp dụng các phương pháp điều trị khác, cho kết quả khả quan hơn.

Lậu là căn bệnh vô cùng nguy hiểm và có thể gặp ở bất cứ đối tượng nào. Tuy nhiên chúng ta hoàn toàn có thể ngăn chặn nguy cơ nhiễm bệnh nếu nắm bắt được các thông tin về bệnh lý này. Và với những thông tin vừa chia sẻ trên đây, chúng tôi hi vọng đã giúp các bạn hiểu hơn về bệnh lậu để từ đó có cách phòng và chữa trị bệnh hiệu quả, an toàn.

Bệnh lậu là gì
5 (100%) 1 vote
Tra cứu